Ngày xưa, tụi trẻ con hào hứng, mong chờ Trung thu bởi đây là dịp tụi nhỏ được bố mẹ chuẩn bị cho mâm cỗ trông trăng, được sắm chiếc đèn lồng mới hay đơn giản là được hít hà cái mùi bánh nướng thơm phức. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân cũng được cải thiện nhiều nên Trung thu ngày nay đã có khá nhiều thay đổi. Trong bài này, hãy cùng AEON MALL Hà Đông điểm danh những điểm khác biệt nhé.
1. Bánh Trung thu
Không khí tết Trung thu đã về và len lỏi trong từng ngõ ngách và ngưỡng cửa của từng ngôi nhà từ nông thôn tới thành thị. Và theo nhịp đập của cuộc sống, những chiếc bánh Trung thu cũng dần thay đổi để gắn liền với cuộc sống của con người. Cùng xem bánh nay và xưa đã khác nhau như thế nào nhé!
● Ngày xưa: Bánh Trung thu là bánh nướng, bánh dẻo truyền thống được làm thủ công từ bột, trứng gà với nhân đậu xanh hoặc thập cẩm (hạt bí, hạt sen, mứt bí, lạp xưởng, lá chanh,…) Cả nhà cùng nhau quây quần, ngồi ngắm trăng rằm tròn đầy và sáng thưởng thức miếng bánh thơm vị cổ truyền. Còn lũ trẻ tung tăng, hát hò bên mâm cỗ. Và đây chính là không khí và cách người xưa đón Tết Trung thu về.
● Ngày nay: Bánh Trung thu được sản xuất công nghiệp, đa dạng hơn với đủ loại hương vị. Nào là vi cá, bào ngư, trà xanh, đậu đỏ, than tre, thạch rau câu,… hay có cả bánh cho người ăn chay, tiểu đường. Bánh cũng được đúc từ nhiều khuôn hình với hoa văn tinh xảo, phù hợp làm quà biếu tặng. Sự thay đổi này đáp ứng cả về khẩu vị lẫn thị hiếu người tiêu dùng.
Ngoài ra, trước đây, bạn phải đợi tới rằm tháng 8 mới được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Bây giờ, bánh được bán cách Trung thu tới vài tháng với giá thành phong phú, phù hợp với túi tiền của đa số người dân. Có lẽ vì thế, cái cảm giác háo hức chờ được ăn bánh Trung thu đã không còn như trước nữa, bớt đi sự thích thú.
2. Mâm cỗ Trung thu
Xu hướng thời đại đã chuyển biến nhiều qua các thời gian nên mâm cỗ Trung thu cũng có 1 vài khác biệt. So với ngày xưa, mâm cỗ truyền thống thường có 5 loại quả đại diện cho ngũ hành bao gồm bưởi, chuối, hồng,.. cùng bánh nướng bánh dẻo hình con cá, con lợn. Nhà nào có điều kiện và tỉ mỉ thì trưng thêm chó lông xù được kết từ bưởi. Còn mâm cỗ ngày nay đã hiện đại hơn, có sự hiện diện của các loại bánh kẹo ngoại nhập, hoa quả cũng phong phú và đa dạng hơn. Nhờ vậy, nhìn mâm cỗ cũng bắt mắt và thêm phần trang trọng, phù hợp với thị hiếu của mọi người.
3. Địa điểm vui chơi
So với trước đây, hầu hết mọi người sẽ cùng nhau sum vầy bên mâm ngũ quả, nghe bà kể chuyện chị Hằng, chú Cuội, hay í ới nhau ra sân đình trông trăng, rước đèn, chạy theo đoàn múa lân đến từng nhà để xin kẹo và phá cỗ cùng nhau. Dù chỉ là miếng bánh nhỏ hay quả thị nhưng cũng đủ tạo nên những khoảnh khắc và kỉ niệm đáng nhớ của tuổi thơ. Có lẽ do thời xưa chưa có nhiều ánh sáng đèn điện nên trăng dường như cũng tỏ và sáng hơn, không khí trong lành và ấm hơn áp hơn.
Nhịp sống thay đổi, công nghệ số đã dần thay thế văn hoá làng xã, các nhà cao tầng được xây dựng nhanh chóng với mật đồ dày nên những cảnh rước đèn, vui trăng cũng dần bị mai một và ít xuất hiện. Thay vào đó là các khu vui chơi, trung tâm thương mại với đa dạng các hình thức giải trí thu hút cả người lớn lẫn trẻ con. Thay vì cả nhà quây quần bên nhau vào tết Trung thu, thì mọi người có xu hướng tổ chức ăn uống tại các quán xá, nhà hàng và dạo phố đồng thời tham gia các sự kiện,…
4. Các trò chơi Trung thu
Trò chơi cũng là điểm khác biệt giữa Trung thu xưa và nay.
● Ngày xưa: Chắc hẳn với thế hệ 8x, đầu 9x không hề lạ lẫm với những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bồi được làm từ những lon bia, lon sữa ông thọ, mặt được mô phỏng theo các nhân vật từ bộ phim Tây Du Ký kinh điển. Đám trẻ con được bố mẹ chuẩn bị cho những đồ chơi đó hứng khởi chạy theo đoàn múa lân quanh làng, nối đuôi nhau rước đèn và hát vang những bài đồng dao,..
● Ngày nay: Đồ chơi ngày càng nhiều và các địa điểm vui chơi cũng không đếm xuể. Đèn ông sao bằng giấy thay bằng nhựa, có gắn đèn, phát được nhạc, đồ chơi chạy bằng pin, sạc điện,… Các trò chơi hiện đại như điện tử, xe đụng, bowling, trượt tuyết, nhà bóng, gắp thú,… cũng đã dần thay thế các trò xưa cũ.
5. Quà tặng
● Ngày xưa: Cứ gần tới Rằm tháng 8, người lớn lại tự làm hay mua những món đồ chơi truyền thống, thủ công như đèn lồng, đèn ông sao, đầu sư tử, mặt nạ, trống,… để tặng cho trẻ nhỏ cầm chơi. Những món đồ tuy rất đơn giản nhưng được làm tỉ mỉ từ giấy màu, giấy bóng kính , keo dán nhìn vô cùng bắt mắt và nhiều màu sắc và khiến bất kỳ đứa trẻ nào thời bấy giờ cũng ngóng chờ để cầm chơi và khoe với bạn bè.
● Ngày nay: Trung thu hiện đại, người lớn đều bận rộn và có những lo toan riêng. Hiếm thấy ông, bố bà mẹ nào ngồi tỉ mẩn làm những món đồ chơi truyền thống như vậy. Quà tặng cho trẻ giờ bán sẵn ngoài thị trường, vừa đa dạng, hợp xu hướng hoặc thay vào đó là những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dù chăng cuộc sống có thay đổi, có thêm nhiều hiện đại thì những giá trị cổ truyền, nét văn hoá vẫn được mọi người cố gắng duy trì và gìn giữ là buổi sum họp, tề tựu
của mọi thành viên trong gia đình. Có bận rộn thế nào thì mỗi người chúng ta đều cố gắng sắp xếp để về ăn bữa cơm Trung thu với cả nhà, quây quần hàn huyên những câu chuyện cũ đầy ấm áp.
Trung thu này, AEON MALL Hà Đông xin kính chúc bạn và gia đình có một mùa trăng tròn đầy, hạnh phúc nhé!
5. Quà tặng
● Ngày xưa: Cứ gần tới Rằm tháng 8, người lớn lại tự làm hay mua những món đồ chơi truyền thống, thủ công như đèn lồng, đèn ông sao, đầu sư tử, mặt nạ, trống,… để tặng cho trẻ nhỏ cầm chơi. Những món đồ tuy rất đơn giản nhưng được làm tỉ mỉ từ giấy màu, giấy bóng kính , keo dán nhìn vô cùng bắt mắt và nhiều màu sắc và khiến bất kỳ đứa trẻ nào thời bấy giờ cũng ngóng chờ để cầm chơi và khoe với bạn bè.
● Ngày nay: Trung thu hiện đại, người lớn đều bận rộn và có những lo toan riêng. Hiếm thấy ông, bố bà mẹ nào ngồi tỉ mẩn làm những món đồ chơi truyền thống như vậy. Quà tặng cho trẻ giờ bán sẵn ngoài thị trường, vừa đa dạng, hợp xu hướng hoặc thay vào đó là những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dù chăng cuộc sống có thay đổi, có thêm nhiều hiện đại thì những giá trị cổ truyền, nét văn hoá vẫn được mọi người cố gắng duy trì và gìn giữ là buổi sum họp, tề tựu
của mọi thành viên trong gia đình. Có bận rộn thế nào thì mỗi người chúng ta đều cố gắng sắp xếp để về ăn bữa cơm Trung thu với cả nhà, quây quần hàn huyên những câu chuyện cũ đầy ấm áp.
Trung thu này, AEON MALL Hà Đông xin kính chúc bạn và gia đình có một mùa trăng tròn đầy, hạnh phúc nhé!